Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Phòng trà Hà nội - không ồn ào mà lắng đọng

 Phòng trà Hà Nội- không ồn ào mà lắng đọng

Không như ở Sài Thành, nhiều phòng trà ca nhạc luôn luôn có những chương trình sôi động với sự tham gia của các ca sỹ nổi tiếng như Quang Dũng, Đàm Vĩnh Hưng .. thì phòng trà ở Hà Nội lại thường có không gian tĩnh lặng.  Phòng trà ở Sài Thành thường là những quán cafe, trà túi lọc .. theo phong cách hiện đại, trẻ trung. Còn ở Hà Nội thì có nhiều Phòng trà đúng nghĩa, nơi mà khách có thể thưởng thức những tách trà ngon với không gian mộc mạc ...


 
 Ở một phòng trà như Thiên Sơn trà, bạn có thể thưởng thức nhạc sống - guitar, sáo, violin... vào tối thứ 4 và chủ nhật hàng tuần. Thường là không có ca sỹ. Nhưng như thế cũng tạo nên một phong cách riêng, rất nhẹ nhàng, sâu lắng. Bạn có thể nhâm nhi từng tách trà thơm, và thả hồn theo những âm thanh lắng đọng...

Trà uống với đá



Tách trà nóng


Với phong cách đặc trưng của mình, Thiên Sơn trà đã là nơi lui tới của nhiều bạn yêu trà, mong muốn tìm đến cho mình những phút giay thư thái, yên bình...


Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Trà nhài

Đến Phòng trà Thiên Sơn - Hà Nội và thưởng thức trà nhài thơm các bạn nhé

Trà nhài
Sáng nay một tách Trà nhài
Gom sương ướm khói thơm bay đất trời


                                                  Trà nhài
Hoa cười thấy giọt sương rơi
Trong veo kẻ lá xuống ngồi dưới hiên
Vuốt ve đầu ngọn cỏ hiền
Long lanh ngấn lệ ưu phiền nắng tan
Sắc nâu sóng sánh mênh mang
Nhấp môi một ngụm thênh thang cõi lòng
Áng mây lãng đãng về không
Cao xanh biêng biếc lắng trong tách trà
Ai về bóng dáng phôi pha
Còn ta tĩnh lặng hương trà quyện sa

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Văn hóa thưởng trà ở Hàn Quốc

Văn hóa thưởng trà ở Hàn Quốc

Uống trà vốn là thú vui tao nhã, một nét văn hoá truyền thống mang đậm phong cách Á Đông.Tuy nhiên cách thưởng trà cũng như văn hóa trà ở mỗi nước có một nét riêng biệt.
Nghi lễ thưởng trà ở Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng dưới sự tiếp nhận sáng tạo người thưởng thức mang phong cách riêng của Hàn với nghi lễ tìm kiếm sự thư giãn và hài hoà của nền văn hoá Korea hiện đại. Văn hoá thưởng trà Korean không quá cầu kỳ và gò bó nhưng vẫn có những nguyên tắc bắt buộc chủ yếu mang đến sự thư giãn cho người thưởng trà.
Không gian trà phải được sắp xếp trong bầu không khí thật sự thanh nhã, gần gũi với thiên nhiên. Một nét đặc trưng trong phong cách thưởng trà Korean là còn ở trà cụ. Mỗi vật dụng để pha trà, thưởng trà cũng góp phần quyết định đến trà phong (phong cách uống trà). Tuỳ thuộc từng mùa trong năm mà nghệ nhân trà dùng các chất liệu trà cụ khác nhau. Trà cụ mùa hè gồm những bát kiểu “katade” có miệng rộng để nước trà nóng mau nguội. Mùa thu và đông kiểu bát “irabo” giữ được nhiệt của nước trà vì phải uống nóng. Chất liệu chủ yếu của  các trà  cụ  là  gốm sứ và kim loại với các kiểu dáng đơn giản nhưng thanh thoát, phản ánh sự gắn kết hoà thuận với thiên nhiên. Nổi bật là những trà cụ làm bằng gốm tráng men mà đến nay người ta vẫn ưa dùng tạo thành một phong cách – phong cách gốm Hagi.
Van hoa tra
Khác với Trung Hoa đánh giá chất lượng trà cụ bằng âm thanh gõ chén, bát thì tiêu chí đánh giá của trà cụ Korean lại phụ thuộc vào mẫu mã, đường nét màu sắc, cảm xúc của người nghệ nhân. Ngày nay “mốt mới” của tiệc trà Korea là ngồi xung quanh một chiếc bàn thấp. Chủ nhà ngồi một bên đun nước nóng để rửa sạch trà cụ, từ đầu đến cuối bữa tiệc. Trà cụ nếu không dùng đến được xếp trên bàn suốt năm đậy bằng khăn vải. Bộ đồ trà gồm có nhiều ấm pha trà màu sắc phong phú và kiểu dáng đa dạng. Trên bộ đồ trà có các loại chén như: chén tống, chén quân. Chén tống dùng để rót trà ra cho đều, chén quân bé hơn dùng để uống trà.
Van hoa tra Hàn Quốc
Ngay từ những buổi đầu đến với văn hoá trà, trà phong của Korean đã thể hiện sự gắn kết giản dị và tự nhiên chất phác với ít nghi lễ, ít độc đoán, nhiều tự do hơn cho thư giãn và nhiều sáng tạo trong cách thưởng thức nhiều loại trà, trà cụ và đàm thoại. Chính từ đặc điểm đó ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành sự phong phú đa dạng trong cách bố trí trà thất đậm chất Korean. Không quá quy tắc như trà thất Nhật Bản hay Trung Quốc, trà thất Korean mang nhiều kiến trúc khác nhau, bày trí phù hợp với dụng ý của gia chủ và tùy thuộc theo mùa.
Người Hàn Quốc thường đựng trà trong những hũ  trà  làm  bằng  sét nặn và  phải  được tráng men trong lò đốt bằng củi. Trà được xúc ra bằng một thìa gỗ có cán dài.
Người Hàn Quốc thích uống trà xanh vì theo họ trà xanh để tự nhiên là giữ được nguyên vị ngọt chát của trà. Chính vì thế họ lựa chọn trà xanh rất cẩn thận, phải là trà búp nhỏ đồng đều, màu xanh tươi tự nhiên. Sau này người ta hay dùng trà xanh ướp các hương khác nhau như hương quế, hương hoa cúc… bên cạnh đó còn có trà sâm.
Trong phương pháp pha trà, nước pha trà bắt buộc phải dùng nước suối, bởi họ cho rằng nước suối là nước tinh khiết, bắt nguồn từ thiên nhiên nên giữ được vị nồng ấm tươi ngon của trà. Nước pha trà là nước suối mới lấy về, nước càng đầu nguồn vị trà càng ngon, nước phải được đun sôi bằng củi.
Theo quan niệm của người Hàn Quốc, cách pha trà thể hiện tâm thái của người pha. Người pha trà ngồi giữa bàn trà thật thoải mái, tập trung tâm ý vào việc pha trà sao cho người khách cảm nhận được thành ý của mình. Trước khi uống trà người chủ nhà tráng chén trà bằng nước của một chiếc ấm đun sôi sủi lăn tăn, như một biểu hiện nhiều may mắn.Chủ nhà lần lượt tráng ấm trà, đến chén tống, chén quân, sau đó cho trà xanh vào ấm, rót một lượt nước nóng lên trà với ý định rửa sạch bụi bặm rồi nhanh chóng đổ nước đầu đi. Việc đổ nước đầu phải căn đúng thời gian, nếu để lâu thì trà sẽ bị mất vị. Tuỳ thuộc vào mùa hái lá trà mà tính thời gian cho trà ngấm vào chén. Với lá hái tháng sáu thì phải để lâu hơn lá hai tháng tư một chút.
Một buổi tiệc trà của Hàn Quốc được thực hiện theo nguyên tắc của bốn điều: “Hoà – Kính – Thanh – Tịnh”. Chính vì thế  luôn tồn tại nền văn hóa thưởng trà thanh lịch, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi Trung Hoa hay Nhật Bản như suy nghĩ của nhiều người. Trà đồng nghĩa với sự tỉnh táo, thư giãn, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác. Người Hàn Quốc  không uống trà nhiều, uống đặc và liên tục vì quan niệm đây là triết học về sự tế nhị, thanh tao, sự giao hòa với thiên nhiên, sự ứng xử văn hóa. Về quy tắc uống trà trong tiệc trà Korean, khách phải chờ chủ nhà nâng chén trước rồi mới nâng chén của mình sau tượng trưng cho một lời cảm tạ sự tiếp đón của chủ nhà. Khi dùng trà, cầm chén quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thưởng thức hương trà. Sau đó, tay che miệng, chậm rãi hớp một ngụm nhỏ, nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi, đồng thời đọng lại một phần trong cổ họng, nuốt nước bọt tiếp lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận. Tùy từng tiệc trà cụ thể sẽ có bánh ăn kèm phù hợp với vị của trà.
Một nét đặc biệt trong văn hóa trà của Korean là sự kết hợp hài hoà với văn hoá Thiền Seon, tạo ra một nét rất riêng, rất khác biệt với các quốc gia lân cận.Bữa tiệc trà diễn ra chậm rãi, thanh thoát, có khi kéo dài vài tiếng đồng hồ.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Đêm nhạc Trịnh – “BIỂN NHỚ”

Đêm nhạc Trịnh – “BIỂN NHỚ” tại Phòng trà Thiên Sơn - Hà Nội
Thiên Sơn trà – 65 Trung Liệt – Đống Đa – Hà Nội

Ngày mai em đi, biển có bâng khuâng gọi thầm
Ngày mưa tháng nắng còn buồn, bàn tay nghe ngóng tin sang


Dem nhac Trinh

"Đã lâu rồi không còn khái niệm “Ngày mai” kể từ khi em bước chân khỏi cuộc đời tôi. Hình như tất cả dừng lại, và chờ đợi ngày em trở về mới lại tiếp tục cuộc hành trình dang dở. Em có hình dung ra một ngày mai nắng không buồn tắt và ngày cứ lấp lửng một buổi chiều trời giăng đầy mưa nhớ. Tất cả âm thầm chờ đợi mặc cho sự thật phũ phàng là em đâu còn trở lại nữa. Mối tình này quá đỗi lớn lao. Như chính biển phải hàng ngày mong tiếng sóng, như hoàng hôn chờ ngày tắt nắng, như bầu trời kia mỏi mắt trông cánh chim trở lại. Và dưới lớp sóng mãi xô cồn đá, biển vẫn lặng thầm một nỗi nhớ…"
Một nhạc nhạc sỹ tài danh, người đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam một kho tàng quý giá, không chỉ với hơn 300 ca khúc tuyệt vời, mà còn bởi những giá trị tư tưởng và triết lý sâu sắc – Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Mỗi bài hát cũng là một câu chuyện trữ tình…
Những ca từ của nhạc sĩ họ Trịnh luôn có một sự sống bất diệt, một niềm đau đáu, một tình yêu nhẹ nhàng, một nỗi buồn man mác, một chất rất riêng không thể nhầm lẫn được. Nhận xét về ca từ của ông, về con người của ông, người ta đã tốn biết bao giấy mực, bao lời ca ngợi, bình luận của giới học giả trong và ngoài nước. Ở nhạc Trịnh, nhạc và thơ quện vào nhau đến độ khó phân định cái nào chính, cái nào phụ...
Những Nhạc phẩm sẽ được thể hiện trong chương trình:
-          Biển nhớ
-          Bên đời hiu quạnh
-          Biết đâu nguồn cội
-          Bốn mùa thay lá
-          Bay đi thầm lặng
-          Bống bồng ơi
-          Cát bụi
-          Chiếc lá thu phai
-           Cỏ xót xa đưa ..
-          Và các nhạc phẩm, nhạc đệm theo yêu cầu của khán giả ...
Với sự thể hiện của các nghệ sỹ được yêu thích:
-          Bảo Hoàng “Cao bồi” - Guitar
-          Hải “chập” - Violin
Một buổi tối đầy cảm xúc bên những tách trà ngon nồng nàn, và đắm chìm trong không khí âm nhạc với những nhạc phẩm Trịnh Công Sơn trữ tình, man mác, sâu lắng … đang chờ đón các bạn.
Đêm nhạc Trịnh “Biển nhớ”  - Thiên Sơn trà – 20h30 tối thứ 4 – 17/07/2013
ĐT đặt bàn: 04.62755315 - 0979 369 266 – 0906 001255
Rất hân hạn được tiếp đón các bạn đến với đêm nhạc Thiên Sơn trà hàng tuần - vào thứ 4 (Nhạc Trịnh) và Chủ nhật (Nhạc trữ tình).

Đêm nhạc trữ tình - Điều giản dị

 Đêm nhạc trữ tình - Điều giản dị tại Phòng trà Thiên Sơn - Hà Nội
Đêm nhạc Trữ tình Chủ nhật tuần này – 14/07/2013 sẽ chào đón sự trở lại của nghệ sỹ Tiêu – Sáo Đức Thao sau chuyến lưu diễn Phần Lan…
Dem nhac tru-tinh
Và tuần này, các bạn sẽ lại được thưởng thức những Nhạc phẩm trữ tình đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong các đêm nhạc tối CN hàng tuần tại Thiên Sơn trà, cùng với:
-          Nghệ sỹ Đức Thao (Tiêu-Sáo)
-          Nghệ sỹ Tuyến “phủi” (Guitar)
Những nhạc phẩm trữ tình – luôn khơi gợi trong lòng mọi người những cảm xúc khó tả. Và trong mỗi đêm nhạc trữ tình tại Thiên Sơn trà, những cảm xúc ấy như đữa mỗi người về một miền ký ức
Cho dù có lúc:
Người khuất xa, đường về sao thênh thang quá
Người gần bước chân vẫn như còn xa
… (Thần thoại)
Nhưng, cuối cùng, những bước chân dù đã đi xa, rồi cũng sẽ lại quay về, với tình yêu chân thành:
Những con đường anh đi, rồi cũng đưa anh về bên em …(Chân tình)
Rồi tình yêu, sẽ đưa họ về bên nhau, chỉ bởi:
Và ta biết, một điều thật giản dị
Càng xa em, ta càng thấy yêu em …(Điều giản dị)
Những Nhạc phẩm khác sẽ được thể hiện trong Đêm nhạc :
-          Diễm xưa
-          Riêng một góc trời
-          Phút cuối
-          Xa em kỷ niệm
-           Nơi Tình yêu bắt đầu
-          Vệt nắng cuối trời
-          Tình Nhi nữ
-          Đất phương nam
-          Và các nhạc phẩm, nhạc đệm theo yêu cầu của khán giả ...
Một buổi tối đầy cảm xúc bên những tách trà ngon nồng nàn, và đắm chìm trong không khí âm nhạc lãng mạn với những bản tình ca, đang chờ đón các bạn.
Đêm nhạc Trữ tình Thiên Sơn trà – 20h30 tối Chủ nhật – 14/07/2013
ĐT đặt bàn: 04.62755315 - 0979 369 266 – 0906 001255
Rất hân hạnh được tiếp đón các bạn đến với đêm nhạc Thiên Sơn trà

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Đến Phòng trà Thiên Sơn Hà Nội - thưởng thức "Hoa của núi, hương của trời"

Từ xa xưa, thưởng trà đã là một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Không chỉ là một tập quán tốt đẹp, theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trà còn là một thức uống thực sự bổ ích. Các loại trà có nguồn gốc từ thảo mộc ngày càng trở thành đồ uống phổ biến với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ của con người.
thien-son-huong-sen-tra
Thưởng thức ở Thiên Sơn trà, quý khách sẽ được cảm nhận một không gian tĩnh lặng, với cách bài trí gần gũi với thiên nhiên và đậm chất dân gian Việt Nam. Phòng trà với những bức tranh dân gian, bình gốm với hoa sen và những bông hoa chuối rừng đỏ rực, tạo nên một khung cảnh thật gần gũi, thân thương.
Âm thanh rì rầm bời tiếng nước chảy từ giếng đá ong ngay giữa phòng trà, cùng với những tiếng nhạc đàn bầu, đàn tranh, sáo trúc nhẹ nhàng sẽ làm quý khách cảm thấy như đang ở giữa khung cảnh thiên nhiên quê nhà. Tất cả. như đưa quý khách vào một thế giới riêng, rất quê hương, rất yên bình khác xa với những ồn ào náo nhiệt bên ngoài của chốn thị thành.
Quantra ThienSon-65TrungLiet
Không những thế, quý khách còn được những cô gái trong trang phục áo bà ba với cử chỉ dịu dàng, tận tình hướng dẫn quý khách vào bàn trà và giới thiệu về các loại trà ngon để quý khách lựa chọn.
Bên chén trà thơm, quý khách có thể vừa thưởng thức vị trà, vừa đàm đạo chuyện trò với thời gian bao nhiêu tùy thích. Trong mỗi chén trà nho nhỏ, người thưởng thức có thể cảm nhận được vị chát của trà, mùi thơm của quế hương, cam thảo, vị ngọt dịu của táo tàu, vị ngọt mát của sâm…Nhắp một hớp trà, cảm nhận từng hương vị, và thỉnh thoảng nhâm nhi miếng long nhãn hay hạt sen thơm bùi… cũng thật là thi vị.

Untitled
Thiên Sơn trà, với mong muốn đem “Hoa của Núi, hương của Trời” vào trong mỗi chén trà, qua quá trình tìm hiểu về văn hóa trà trên thế giới và nhất là nghiên cứu về văn hóa trà Việt Nam, đã tuyển lựa kỹ nguồn nguyên liệu từ thảo mộc tự nhiên, xây dựng nên một phong cách Trà quán và một danh mục trà riêng có mang đậm nét Việt để giới thiệu và phục vụ quý khách.
Giữa cái dòng chảy quay cuồng đến chóng mặt của đời sống hiện đại, Thiên Sơn trà với cách phục vụ ân cần, lịch thiệp, mong muốn đem chén trà mang đậm hương sắc của tự nhiên, đất trời để quý khách thưởng thức và cảm nhận, đem đến cho quý khách những giây phút thư thái, yên bình …

Thiên Sơn trà chân thành cảm ơn quý khách đã đến và ủng hộ Thiên Sơn trà rất nhiều trong những năm qua.
………………
Thiên Sơn trà
65 Trung Liệt – Đống Đa – Hà Nội
ĐT: 04.62755315 – 0979 379 266
http://trathienson.com

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Phòng trà ca nhạc Hà Nội: Chờ được đánh thức

Phòng trà ca nhạc Hà Nội: Chờ được đánh thức

KTĐT - Thời gian gần đây, hàng loạt phòng trà ca nhạc ở Hà Nội nối đuôi nhau dừng hoạt động. Dù các ông chủ phòng trà đã bày ra đủ các "chiêu" hút khách nhưng người Hà Nội vẫn không mặn mà với không gian âm nhạc này.

Đồng loạt đổ bể
Hơn 10 năm trước, thành công của phòng trà Aladin (ngõ Hàng Bột) là tín hiệu vui cho mô hình phòng trà ca nhạc tại Hà Nội. Không gian nhỏ với khoảng 100 chỗ ngồi của Aladin - tâm huyết của NSND Thanh Hoa - lúc nào cũng chật kín khán giả. Gần 10 năm, người Hà Nội cùng khách du lịch đã tìm đến Aladin như là địa chỉ của những người yêu nhạc đỏ. Tuy nhiên, khi NSND Thanh Hoa "thừa thắng xông lên" mở thêm Aladin II (khách sạn Thắng Lợi) và mở rộng biên độ thưởng thức âm nhạc (gồm nhạc đỏ và nhạc bán cổ điển) thì không gian âm nhạc ấy lại không được như mong đợi. Tồn tại cầm chừng với lượng khán giả có hạn được thêm gần 4 năm, Aladin I và Aladin II đành dừng hoạt động. NSND Thanh Hoa tâm sự: "Khi tôi nâng cấp phòng trà, muốn tạo ra một không gian âm nhạc đích thực thì vấp phải khó khăn. Chất lượng tăng đi kèm giá cả tăng. Tuy nhiên, khán giả đến với phòng trà vừa muốn nghe ca sỹ hạng "sao" hát nhưng vừa muốn trả tiền đồ uống bằng giá của quán cafe bình dân".
Ngoài Thanh Hoa, không ít ca sĩ trẻ ở Hà Nội nuôi ý tưởng mở phòng trà ca nhạc, một mặt là phát triển kinh doanh, mặt khác vì mong muốn tạo được không khí hoạt động âm nhạc sôi động như ở Sài Gòn và Đà Nẵng. Năm 2009, ca sỹ Lê Anh Dũng (giải nhất Sao Mai 2007 của dòng nhạc thính phòng) đã cùng một số anh em đầu tư 3 tỷ đồng mở phòng trà Bee Club (số 2B Phạm Ngọc Thạch). Toàn bộ hệ thống âm thanh, ánh sáng ở sân khấu phòng trà đều đạt tiêu chuẩn "ngoại". Ban đầu, Lê Anh Dũng tham vọng "đỏ đèn" sân khấu phòng trà cả 6 đêm trong tuần. Song, chỉ sau hơn một năm hoạt động, Bee Club đã chật vật bù lỗ. Mặc dù, Lê Anh Dũng đã xây dựng mô hình hoạt động ban ngày là quán cơm văn phòng, tối đến rập rình tiếng nhạc. Tuy nhiên, sau thời gian mệt mỏi tìm đủ cách để duy trì, đến đầu năm 2010, Lê Anh Dũng đã chuyển nhượng cổ phần của mình tại Bee Club.
Cổ đông "thế chỗ" Lê Anh Dũng trong Bee Club cũng là một người giàu tình yêu nghệ thuật. Anh mở chiến dịch quảng bá mới cho Bee Club với mong muốn cứu vớt dự án này. Các giọng ca hàng đầu trong nước và hải ngoại như: Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Anh Thơ, Trọng Tấn, Lan Anh… đã được mời đến đây biểu diễn. Song, Bee Club trong diện mạo mới cũng chỉ có khả năng duy trì được nửa năm. Cho đến nay, phòng trà ca nhạc này cũng đã dừng hoạt động.
Bao giờ hết"ngủ đông"?
Ca sĩ Lê Anh Dũng ngậm ngùi nhìn lại những tâm huyết không thành khi thực hiện Bee Club: "Bắt tay vào duy trì hoạt động của Bee Club, tôi mới vỡ ra là kinh doanh phòng trà ca nhạc tại Hà Nội là kinh doanh một mặt hàng bị động. Thời gian làm biên tập âm nhạc cho phòng trà Bee Club, tôi luôn ở trong trạng thái chai mặt. Không biết bao nhiêu lần tôi gọi điện nhờ vả, nói ngon nói ngọt với các đồng nghiệp kêu gọi ủng hộ phòng trà bằng việc xếp lịch diễn. Nhưng, yêu quý nhau bao nhiêu thì trong công việc không thể nói mãi từ… giúp. Vắng khách, nghệ sỹ nản lòng".
Tuấn Hiệp - ông chủ phòng trà Malaideli (92 Trấn Vũ), thì mang trong mình nỗi khổ khác. Duy trì 2 buổi biểu diễn trong tuần (thứ 5 và thứ 7) với những giọng ca trữ tình lãng mạn của Hà Nội như: Thanh Lam, Tùng Dương, Khánh Linh, Nguyễn Ngọc Anh… nhưng "Không ít lần tôi và những người bạn phải "chữa cháy" chương trình. Với mức trả tối đa là 3 - 5 triệu đồng cho một buổi diễn (trong khi đó một sô diễn của các "ngôi sao" có giá khoảng ngoài 10 triệu đồng, nhiều khi lên đến 50 - 60 triệu), phòng trà không có khả năng ràng buộc nghệ sỹ bằng các hợp đồng. Nói nhẹ nhàng, vui vẻ họ còn đến diễn cho mình, làm gay gắt, phòng trà sẽ không còn "ngôi sao" - Tuấn Hiệp chia sẻ.
Trong khi ở TP. HCM, việc có tên trong lịch diễn của các phòng trà Đồng Dao, Không tên… là cách khẳng định tên tuổi của nghệ sỹ. Vì biểu diễn được ở những nơi đó không chỉ đảm bảo tiền catxe cao và ổn định, mà ca sĩ có cơ hội tiếp xúc với số lượng khán giả lớn. Ngược lại, người Hà Nội vừa khó tính trong gu thưởng thức âm nhạc, lại không có thói quen vừa nghe nhạc vừa uống ly cà phê được coi là đắt đỏ. Bao giờ phòng trà ca nhạc ở Hà Nội hết "ngủ đông"? Câu hỏi chưa thể trả lời khi chưa tìm thấy những anh tài có khả năng đánh thức và thay đổi thói quen thưởng thức nhạc của người Hà Nội.
Thanh Khánh
 (Baomoi.com)